Gà bị khô chân có thể gọi là một dạng bệnh hoặc cũng có thể coi đó là triệu trứng của một bệnh nào đó bởi khi gà bị nhiễm bệnh sẽ dẫn tới bỏ ăn, mất nước, gầy gò, tất nhiên là chân và cơ sẽ teo đi, co quắp lại.. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng tới gà bị khô chân teo lườn, xệ cánh và khiến gà chọi bị chết. Do vậy, việc cần làm đầu tiên chính là theo dõi gà thường xuyên và nhận ra được gà bị bệnh sớm nhất.
Nguyên nhân gà bị khô chân
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Trong đó có thể tiềm ẩn những bệnh khác nữa mà chủ nhân không nhận ra.
Gà khô chân khi còn nhỏ
Không chỉ có gà trưởng thành mà những con gà nhỏ cũng có thể bị khô chân. Đối với những chú gà nuôi bởi mẹ thì tình trạng này ít hơn. Do chúng nhận được sự chăm sóc tuyệt vời của gà mẹ. Còn đối với những chú gà được úm theo đàn thì bị khô chân nhiều hơn. Nguyên nhân có thể là do mật độ gà úm quá lớn. Dẫn tới không đủ nước để cho gà uống.
Gà khô chân khi trưởng thành
Tình trạng khô chân sảy ra ở gà chọi trưởng thành cần hết sức chú ý. Nguyên nhân chính vẫn là mất nước. Tuy nhiên hãy loại trừ khả năng do thiếu nước uống. Đó có thể là nguyên nhân gây mất nước bên trong bản thân gà trưởng thành bởi những bệnh như tiêu chảy hoặc newcastle…. Những bệnh này đều có thể gây mất nước cho gà từ bên trong khi mắc phải.
Triệu chứng gà bị khô chân
Do đây là bệnh biểu hiện ra bên ngoài nên rất dễ nhận ra. Các sư kê có thể nhận thấy dễ dàng bệnh gà bị khô chân khi quan sát bên ngoài.
Gà ủ rũ xù lông
Tình trạng gà ủ rũ xù lông cũng có thể là triệu chứng của gà bị khô chân. Chúng khiến cho gà mệt mỏi không muốn vận động và thường xuyên đứng yên một chỗ. Triệu chứng này của gà cũng có thể chúng bị bệnh gà rù,đi ngoài, hen khẹc, dây….
Gà bị teo lườn, xệ cánh
Để ý gà nếu gặp tình trạng teo lườn thì cũng nên chú ý. Một bên chân bị khô nên việc di chuyển bên chân đó cũng khó khăn hơn. Dẫn tới tình trạng teo lườn gà khi ít được vận động. Ngoài việc teo lườn thì tình trạng xệ cánh cũng là triệu chứng mà sư kê cần chú ý.
Do gặp vấn đề về tiêu hoá nên gà bỏ ăn, chán ăn. Quan sát kỹ thì thấy gà ỉa chảy và phân trắng. Đó có thể là nguyên nhân bệnh về tiêu hoá như ăn không tiêu, đi ỉa, giun sán…
Gà 2 chân teo tóp, co quắp
Triệu chứng rõ ràng nhất đó chính là 2 chân gà trở nên teo tóp và có quắp. Về lâu về dài thì chân ngày càng teo hơn dẫn tới tình trạng chân có quắp. Lâu không xử lý coi như hỏng cái chân đó luôn.
Gà bị bệnh khô chân uống thuốc gì?
Khi gà bị khô chân gầy thì cũng không nên quá lo lắng. Nếu nhận ra sớm chữa trị thì khả năng gà phục hồi sẽ rất tốt. Rất nhiều chủ kê lo lắng chưa biết gà bị khô chân uống thuốc gì và có chữa trị được không. Dưới đây là những cách chữa bệnh gà khô chân một cách hiệu quả.
Chữa khô chân ở gà con
Đa phần nguyên nhân gây khô chân ở gà con mới nở là do mật độ úm. Việc phân bố mật độ úm không hợp lý dẫn tới gà dễ bị khô chân. Hãy bổ xung lại thêm nước uống hoặc mật độ úm hợp lý để đảm bảo nước uống cho gà. Hạn chế việc gà con bị khô chân từ nhỏ gây ảnh hưởng khi trưởng thành.
Tăng cường các chất điện giải vitamin
Bổ xung thường xuyên các chất điện giải vào nước uống. Nhất là khi nhiệt độ vào mùa hè nóng bức thì các chất điện giải sẽ giúp bù nước rất tốt. Sử dụng các loại Gluco-c, vitamin ADE 15 để tiến hành cung cấp các chất điện giải cần thiết cho gà.
Bổ xung thêm các loại kháng sinh
Bổ xung với liệu lượng vừa đủ các loại kháng sinh sẽ giúp gà có sức khoẻ tốt. Hạn chế được tình trạng gà bị bệnh khô chân. Tuy nhiên không nên bổ xung thường xuyên hằng ngày vào nước uống. Nên sử dụng định kỳ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng tới cơ thể gà.
Những loại thuốc kháng sinh có thể trộn vào thức ăn nước uống cho gà hiệu quả. Có thể dùng Florfenicol 4% để trộn tực tiếp vào thức ăn nước uống. Hoặc nếu bạn không biết thì có thể ra các cửa hàng thuốc thú y để người ta tư vấn thêm nhé.
Bổ xung men tiêu hoá
Nếu như tình trạng gà bị khô chân teo lườn xuất phát từ bệnh tiêu hoá. Khiến cho gà bị phân lỏng, phân xanh trắng thì nên sử dụng men tiêu hoá. Chúng sẽ giúp hạn chế gà ăn không tiêu và tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Dẫn tới bổ xung đủ dưỡng chất cho gà hiệu quả.
Chữa khô chân ở gà trưởng thành
Khi gà trưởng thành bị khô chân thì cách chữa trị phức tạp hơn gà con. Có thể dùng các loại kháng sinh để cho uống trong khoảng thời gian từ 4-5 ngày. Pha trực tiếp vào nước hoặc thức ăn dễ sử dụng. Các loại kháng sinh thường gặp như Dizavit-plus hoặc Pharamox, Pharcolivet… Chúng sẽ giúp gà cải thiện hơn tình trạng bệnh. Giảm thiểu gà bị bệnh khô chân teo lườn. Nồng độ các loại kháng sinh pha với nước này như sau:
Thuốc Dizavit-plus cứ 2g chúng ta pha với 1 lít nước. Bổ xung trực tiếp vào nước uống cho gà.
Pharamox pha 1g tương ứng với 1 lít nước.
Thuốc Pharcolivet chúng ta pha 10g với khoảng 2,5 lít nước uống
Sau đó chúng ta theo dõi tình trạng của gà để có thể điều chỉnh các loại thuốc sao cho phù hợp nhất.
Cách ly gà nhiễm bệnh
Cho dù là gà bị bệnh gì cũng cần cách ly để đảm bảo chúng không lây sang những con khác. Đặc biệt là những chiến kê hoặc nuôi nhốt số lượng lớn. Việc cách ly cũng sẽ giúp sư kê theo dõi tình trạng gà dễ dàng hơn.
Vệ sinh sát trùng chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại nuôi gà thường xuyên. Sử dụng vôi bột rắc trước và sau mỗi đợt nuôi mới hoặc dịch bệnh. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa khả năng gà bị nhiễm những bệnh thông thường.
Cách chữa trị gà bị khô chân
Như tôi đã trình bày ở trên, nếu gà con bị khô chân thì chỉ cần xem lại cách chăm sóc gà con, cho uống đủ nước là được. Còn với gà to thì phải xem xét đầy đủ các triệu trứng kèm theo để phát hiện đúng bệnh.
Trước tiên cần phải cách ly những con có triệu trứng của bệnh (bệnh gì cũng phải cách ly) để tiện theo dõi và trữa trị.
Cần làm vệ sinh tổng thể chuồng trại, dọn sạch chất độn cũ, khử trùng chuồng nuôi và sử dụng chất độn mới.
Cho những con khỏe mạnh ăn uống đầy đủ, sử dụng kháng sinh Enroseptyl-L.A và các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà.
Những con gà có triệu trứng lạ cần theo dõi kỹ hơn, sử dụng kháng sinh và chất điện giải giúp gà khỏe mạnh hơn.
Dùng Dizavit-plus, 2g/1 lít nước, liên tục 5 ngày đêm. Kết hợp cho uống một trong các loại kháng sinh sau: Pharmequin, Pharamox, Ampi-col (1g/1 lít nước uống) hoặc Pharcolivet (10g/2,5 lít nước uống), liên tục 5 ngày đêm để khống chế vi khuẩn bội nhiễm.
Khi bệnh có xu hướng nặng hơn thì cần ghi lại tất cả các triệu trứng khác để chữa bệnh phù hợp vì chân khô chỉ là một triệu trứng nhỏ của bệnh khác.
Tìm hiểu thêm các loại bệnh khác để có thêm kiến thức chăn nuôi, phát hiện đúng bệnh mới chữa khỏi bệnh.
Gà bị khô chân có ăn được không?
Nói chung với những chú gà bị bệnh thì chúng ta không nên ăn mà nên tìm cách chôn tiêu huỷ kết hợp rắc vôi bột. Nhằm đảm bảo những mầm mống bệnh của gà không bị lây sang những cá thể khác hoặc ảnh hưởng tới lứa nuôi sau. Rắc vôi bột kỹ càng đảm bảo dịch bệnh luôn được kiểm soát.