Gà bị mất gân – gân yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển, đi lại và đòn đánh. Khi tham gia đá gà trực tiếp, tỷ lệ thắng sẽ không cao. Vậy làm thế nào để nhận biết gà mất gân và cách chữa gà chọi bị mất gân như thế nào? Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây.
Gà bị mất gân – gân yếu nguyên nhân do đâu?
Theo các kê sư chơi gà đá lâu năm, có kinh nghiệm nhất định trong nuôi gà chia sẻ, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà bị mất gân – gân yếu, cụ thể:
– Do tiêm phòng: Khi nuôi gà khó tránh khỏi bị bệnh, một số bệnh bắt buộc phải tiêm thuốc vào phần cơ đùi, việc thực hiện quá nhiều với tần suất cao có thể khiến gà bị mất gân. Hay lạm dụng thuốc kháng sinh cao cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
– Om chườm không đúng cách: Sau khi gà đi đá về, các kê sư thường tiến hành om bóp, chườm nóng – lạnh để làm giãn cơ, chữa lành các vết thương. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách cũng sẽ dẫn đến mất gân – yếu gân.
– Gà đá quá sớm: Thời điểm tốt nhất để gà ra trường là cỡ 9 – 10 tháng tuổi, sớm nhất là 8 tháng tuổi. Nhiều anh em gà chưa hoàn thiện đủ thể chất đã cho nhấp thử vài hồ, điều này khiến chúng bị quá tải dẫn đến mất gân.
– Đạp mái: Nguyên tắc trong chơi gà đá đó là cản mái, vì một lần đạp mái là chiến kê sẽ mất rất nhiều sức lực. Tuy nhiên việc không kiểm soát quá trình này có thể gây ra mất gân. Ông bà nói chẳng sai, đúng là “tốt mái thì hại trống”.
– Di truyền: Một vài trường hợp gà bị mất gân – yếu gân do di truyền, khó có thể chữa trị được.
Cách chữa gà chọi bị mất gân – gân yếu
Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp kê sư tránh được những đời sau, hơn nữa cũng lên phác thảo phương pháp điều trị hiệu quả. Trong cách chữa gà chọi bị mất gân sau đây, bận thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: kiểm tra
Khi thấy gà đá có dấu hiệu di chuyển khó khăn, đi tập tễnh, chân yếu hẳn sau khi đi trường hay tập luyện,… thì trước tiên thả nó vào một không gian rộng rãi, để nó tự do di chuyển, đi lại.
Có thể thả nó chung với gà non, nhưng tuyệt đối tránh gà mái và những gà đá cùng chạng, nó có thể dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.
Bước 2: Om bóp
Sử dụng rượu thuốc để om bóp cho gà đá 1 lần/ ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Thực hiện bước này liên tục trong vòng nửa tháng. Ngoài ra nên kết hợp thêm một số bài tập hỗ trợ gân để gà phục hồi từ từ.
Bước 3: Tập luyện
Anh em đừng hiểu lầm, ở bước này không phải là huấn luyện để gà ra trường, mà là phục hồi chân, giúp gân cứng cáp hơn. Một số bài tập tốt cho gà bị mất gân – gân yếu như:
– Ôm phần lườn gà, nâng lên ở độ cao khoảng 30cm, sau đó thả rơi tự do. Thực hiện bài tập này trong 10 lần/ ngày và liên tục trong 5 – 7 ngày. Sau đó tăng dần số lượng lên, có thể là 50 – 100 lần/ ngày.
– Ôm phần lườn trước của gà, sau đó hất lên rồi để gà rơi tự do. Số lượng luyện tập cũng tương tự như phần trên, bắt đầu từ 10 lần/ ngày trong 5 – 7 ngày, sau đó tâng dần lên 50 – 100 lần/ ngày.
Cứ áp dụng liên tục, đồng thời kiểm tra tư thế tiếp đất của chiến kê, xem gối có khụy không, nếu nhận thấy sự thay đổi tích cực từng ngày nghĩa là nó mang lại hiệu quả, cứ kiên nhẫn thực hiện đến khi gà khỏe hẳn thì thôi.
Trong trường hợp gà mất gân do đạp mái nhiều thì cách giải quyết duy nhất là cản mái, để chúng trải qua ít nhất 3 vụ lông sau đó mới đưa vào quy trình tập luyện rồi ra trường. Riêng với trường hợp gà bị mất gân – gân yếu do di truyền thì khả năng chữa trị không cao. Nên tốt nhất anh em nên loại bỏ ngay từ đầu, đừng cố gang chữa làm gì, dù có khá lên 1 chút thì sau khi đá 1 trận cũng quay trở về con số 0. Thay vào đó nên đầu tư vào những chiến kê có tài sẽ tốt hơn.
Kết luận
Cách chữa gà chọi bị mất gân trên thực tế không khó, quan trọng là kê sư phải có sự kiên trì thực hiện thì mới hiệu quả.